Ưu nhược điểm chất liệu vải Cotton, Polyester và Nilon trong thời trang cao cấp

Bạn nghe nói chất liệu cotton mặc mát, mặc chất polyester thì nóng bí và đánh đồng polyester giống nilon. Vậy đâu mới là thông tin chính xác?

Với cương vị là nhà cung cấp, cũng như được đào tạo ngành Khoa Học Vật Liệu- Vật Lý của ĐH Quốc Gia, Linhvnxk sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

 

1. CHẤT LIỆU COTTON

a) Ưu nhược điểm

Chất liệu cotton được làm từ sợi bông. Mà bạn biết đó, sơi bông màu trắng, muốn có màu nó phải được nhuộm màu, vì vậy trong quá trình sử dụng, theo thời gian, màu sắc này sẽ dần dần bị bạc đi. Đây là quá trình không thể tránh với sợi cotton.

Sợi bông có đặc tính hút ẩm, nó rất nhanh chóng hút ẩm vào bên trong sợi vải. Mình nhắc lại: “bên trong sợi vải”, điều đó đồng nghĩa với việc lâu khô và chỉ có thể hút được trong khả năng của nó. Khi hút hết mức, đạt tới hạn thì nó sẽ ướt sũng, lâu khô và vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng bởi sợi bông vô cùng ẩm ướt. Thử tưởng tượng nếu mồ hôi bạn ra nhiều, nó sẽ thấm hết vào chiếc áo, và chiếc áo ấy không thấm thêm được nữa thì da bạn sẽ khó chịu như thế nào. Và áo cực kì lâu khô!

Sợi bông là một chất liệu từ thiên nhiên, vô cùng thân thiện với làn da. Do đó, độ bền không cao, một số loại áo chất liệu cotton thuần sẽ tự rách, bai dão, biến dạng… chỉ sau một thời gian sử dụng bột giặt, máy giặt, sau một quá trình cơ hóa học nào đó.

Vì vậy khi bạn chọn mua các biến thể của sợi bông/ sợi tự nhiên (ví dụ: cotton, linen, đũi, kaki…) bạn sẽ phải thay nó thường niên vì nó không bền.

b) Cotton hợp với ai?

Cotton hợp với những người da nhạy cảm, những người không ra quá nhiều mồ hôi, không hoạt động nhiều ngoài trời (Ví dụ: nhân viên văn phòng, trẻ sơ sinh… ) bởi sự thân thiện với làn da mà nó mang lại.

Lưu ý: mua cho trẻ sơ sinh nên mua cotton sáng màu, vì cotton màu trắng, muốn có màu bắt buộc phải nhuộm, màu nhuộm càng đậm càng không thân thiện với da trẻ nhỏ

2. CHẤT LIỆU POLYESTER CAO CẤP 

Polyester ở bài viết này đề cập tới polyester sử dụng trong thời trang cao cấp. Vậy cao cấp thì khác gì hàng thông thường? Bạn đọc được ở đâu đó là polyester không thấm mồ hôi, nóng, bí, dày…bla bla…nhưng vì sao các thương hiệu thời trang nổi tiếng như ADIDAS, PUMA, NIKE…lại chỉ sử dụng polyester cho quần áo của mình?

Mô tả công nghệ thoáng khí, làm mát của sợi Polyester cao cấp

a) Ưu nhược điểm

Polyester là sợi nhân tạo, nhân tạo thì không phải tự nhiên như cotton, và vì vậy nó rất bền, vô cùng bền. Bạn thậm chí có thể mặc 1 chiếc áo thường xuyên cả 10, 20 năm mà nó vẫn không bai dão, không bạc màu, không thay đổi gì về form dáng.

Và mặc quần áo Polyester rất mát!

Cho tới hiện tại chưa ai làm về ngành thời trang nói cho bạn điều này bởi họ không được đào tạo về cấu trúc vật liệu cũng như đặc tính của nó, tất nhiên họ bán hàng rất tốt, có thể tốt hơn Linhvnxk rất nhiều, nhưng Linhvnxk tự tin mình thực sự hiểu về sản phẩm mà mình bán tới tay khách hàng.

– Sợi polyester cao cấp rất mảnh, không dày như hàng rẻ tiền. Sợi vải mảnh lại được dệt thoáng 1 lớp, khi mồ hôi sinh ra ngay lập tức thoát ra bên ngoài theo dạng mao dẫn (được hình thành từ các lỗ thông hơi do sợi polyester tạo ra trong quá trình dệt).

Mồ hôi thoát ra gặp không khí bên ngoài sẽ nhanh chóng bốc hơi (chúng không thấm vào sợi polyester) => khô nhanh, thường 1 chiếc áo polyester sau khi giặt máy phơi 30 phút là khô hoàn toàn(*).

Quá trình bốc hơi sẽ mang theo nhiệt. Đó là lý do vì sao những người vận động nhiều, nhiều mồ hôi khi mặc polyester sẽ thấy mát.

Vòng lặp: Vận động => Sinh mồ hôi => Ngay lập tức thoát ra và khô nhanh => Vận động => Sinh mồ hôi….cứ thể lặp lại nên khả năng thoát mồ hôi là vô hạn (ở cotton, do mồ hôi thấm vào sợi vải nên lâu khô và chỉ thấm được một giới hạn nhất định)

– Polyester có khả năng chống tia UV. Do đó áo có khả năng chống nắng, bảo vệ da cực tốt

Ở hàng thời trang bình dân, vật liệu là thứ không được đầu tư bài bản, vì bản chất của thời trang bình dân là tính thời trang của mặt hàng. Do đó sợi polyester được dùng có thể dày, dệt dày, thô ráp, không mịn màng và tạo cảm giác bí. Nhưng với thời trang công nghệ, thời trang cao cấp, sự chỉn chu được tính toán ngay từ vât liệu tạo nên chiếc áo đó. Bạn hoàn toàn yên tâm rằng: nếu bạn mua đúng polyester cao cấp, mặc rất mát, mịn, thoáng da.

(*) Tùy vào điều kiện thời tiết

b) Polyester hợp với ai?

Polyester hợp với người hay vận động ngoài trời, người hay ra nhiều mồ hôi, người có làn da nhạy cảm (nhạy cảm với cả cotton thì polyester dệt mịn thực sự là cứu tinh bởi sự mịn màng và mát lạnh mà poly có thể mang lại)

Polyester cũng hợp với nhân viên văn phòng lười biếng việc là quần áo (vì polyester không bị nhăn như cotton)

Vì là sơi nhân tạo nên polyester có rất nhiền biến thể khác nhau, cấu trúc dệt khác nhau nên bề mặt sợi vải sẽ có khác biệt lớn tùy vào cách dệt và vật liệu tạo ra nó. Tuy nhiên về cơ chế thoát mồ hôi và khô nhanh đều tuân theo quy luật bên trên.

3. CHẤT LIỆU NILON

Nilon là vật liệu nhân tạo, bền chắc, không thấm nước. Trong thời trang cao cấp, nilon thường được sử dụng để sản xuất quần áo gió, lớp ngoài của quần áo mùa đông, quần áo chống nước… Trong thời trang bình dân/rẻ tiền, nilon được sử dụng để tạo bề mặt nhái giống polyester (nhằm giảm giá thành)
Nếu polyester không bị phai màu thì Nilon có phai màu. Và nilon dày, khít, không cho mồ hôi đi qua (hoặc khó đi qua) nên với quần áo mùa hè mặc sẽ nóng, bí (nếu bạn mua nhầm hàng nilon nhái polyester thì khả năng cao bạn sẽ ác cảm với poly. Tuy nhiên qua bài viết này, Linhvnxk tin rằng bạn sẽ thông thái hơn, và không bị lừa nữa)

Dưới đây là Video so sánh giữa nilon và polyester cao cấp (bạn có thể thấy 2 bề mặt tưởng chứng giống nhau, nhưng khi làm thí nghiệm, giọt nước rơi xuống bề mặt polyester sẽ thấm ngay lập tức- thực chất là thoát ngay ra mặt sau theo dạng mao dẫn, còn rơi xuống chất liệu pha nilon sẽ khó thoát ra.

Bài viết được viết bởi Linhvnxk, mọi sao chép cần ghi rõ nguồn. Xin hãy trân trọng nhiệt huyết và tấm lòng của chúng tôi dành cho khách hàng của Linhvnxk!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *